Top 20 + loại cây thủy sinh để bàn làm việc, trang trí phòng khách.

Các loại cây thủy sinh để bàn luôn được các bạn nhân viên săn lùng để trang trí cho bàn làm việc hay trang trí phòng khách. Với đặc tính sống chỉ cần 1 lọ nước, dễ trồng dễ chăm sóc, lại mang nhiều ý nghĩa, các loại cây thủy sinh là lựa chọn tốt.

Với đặt tính dễ sống trong môi trường nước và có bộ rễ với thân hình đẹp, cây thủy sinh đang dần chiếm được nhiều cảm tình của giới văn phòng. Một đặc điểm nữa đó là cây thủy sinh sẽ tương đối sạch sẽ và phù hợp với môi trường văn phòng do chỉ sinh sống trong nước.

Có hơn chục loại cây thủy sinh để bạn lựa chọn, mỗi loại có ý nghĩa khác nhau. Nếu như bạn đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn cây thủy sinh để bàn chúng tôi sẽ giúp bạn.

Đặc điểm của cây thủy sinh.

Cây thủy sinh là những loài cây sống dưới nước, phổ biến hiện nay là cây thủy sinh nước ngọt.  Thay vì sống trong môi trường đất, cây thủy sinh được trồng trong một chậu hoặc lọ chỉ có nước ( bạn có thể thêm đá hoặc khoáng chất). Do dễ trồng và đặc biệt cây thủy sinh cần ít ánh sáng nên rất được ưa chuộng dùng làm cây cảnh nội thất trong nhà, hoặc để bàn. Nó sinh sôi và phát triển chậm trong vùng nước, bạn có thể thấy được bộ rễ của chúng. Việc trồng đơn giản chỉ với nước mà không cần đất hoặc phân nên khá được ưa chuộng. Đặt biệt trồng và trang trí trong nhà khá sạch sẽ và tiện lợi, có thể trang trí trên bàn làm việc mà không sợ dơ.

Công dụng tuyệt vời ý nghĩa của cây thuỷ sinh.

Cây thủy sinh cũng có nhiều tác dụng trong lọc khí và hấp thụ chất độc hại. Ngoài giữ cho bạn bầu không khí trong lành nó còn giúp con người thư giãn đầu óc, giảm stress cho tinh thần sảng khoái.

Cây cảnh thủy sinh để bàn cũng giống như các loài cây cảnh khác, nó có ý nghĩa nhất định về phong thủy. Trong thuyết phong thủy thì nước mang lại tài lộc, vận may còn cây xanh thì mang lại sự trong lành.

Những lợi ích cơ bản của trồng cây thủy sinh.

Thanh lọc không khí: Cây thủy sinh hay cây trồng đất đều có tác dụng thanh lọc không khí, loại bỏ những bụi bẩn giúp môi trường xanh sạch đẹp.

Hạn chế bức xạ điện từ: Cây thủy sinh có tác dụng hạn chế bức xạ, hấp thụ từ tính giảm thiểu tác hại của các thiết bị điện tử.

Theo phong thủy, cây thủy sinh để bàn được xem là biểu tượng của sự may mắn với sức sống mạnh mẽ. Chính vì thế, cây cảnh thủy sinh là một trong các loại cây phong thủy rất được yêu thích trong cuộc sống.

Kỹ thuật trồng cây thủy sinh chuẩn

Cây thủy sinh để bàn rất dễ trồng và dễ chăm sóc. Bạn có thể tự trồng theo các gợi ý đơn giản dưới đây:

Bước 1: Lấy giống:

Có 2 cách để bạn có thể lấy được một cây thủy sinh:

– Cách 1: Từ cây thủy sinh mẹ, cắt một cành con trực tiếp. Bạn hãy chọn một đoạn cành có mầm và rễ phát triển nhất sau đó dùng kéo hoặc dao cắt đoạn cành đó.

– Cách 2: Chọn một cây con khỏe mạnh từ cây trồng đất. Rửa sạch hết đất ở rễ.

Bước 2: Trồng cây

– Chuẩn bị sẵn chậu để trồng cây thủy sinh, thêm nước vừa phải.

– Bạn có thể dùng thêm sỏi, bi màu hoặc giỏ nhựa để cố định cây đứng chắc và vững hơn.

Mách nhỏ: Nên chọn loại chậu thủy tinh trong suốt sẽ dễ kiểm tra, chăm sóc và quan sát bộ rễ phát triển.

Để cây phát triển nhanh hơn, bạn cần phải thường xuyên quan sát cây và bổ sung thêm dịch dinh dưỡng cho cây.

Cách chăm sóc cây thủy sinh

Cây thủy sinh để bàn không khó chăm sóc, nhưng bạn cần lưu ý đến những yếu tố như nước, ánh sáng, nhiệt độ và cả chất dinh dưỡng. Dưới đây là những lưu ý khi chăm sóc chậu cây thủy sinh của bạn.

Nước cho cây:

Sử dụng nước lọc, nước tinh khiết. Nếu sử dụng nước máy nên để 1 thời gian để bay hết clo.

Tắm nắng cho cây.

Với cây thủy sinh bạn nên tắm nắng cho cây 2-3 lần/ tuần.

Nhiệt độ.

Nên để nhiệt độ phòng từ 20-25 độ.

Dinh dưỡng.

Sử dụng một số phân bón sinh học cho cây thủy sinh. Sử dụng một số dạng phân hóa học hòa tan là cách hiệu quả để chăm sóc cây thủy sinh.

Điều kiện ánh sáng.

Các loại cây cảnh ở dạng thủy sinh là loại ưa bóng râm, sống tốt trong môi trường đèn huỳnh quang, máy lạnh nên rất thích hợp để bàn làm việc.

20+ loại cây thủy sinh để bàn đẹp lại mang nhiều ý nghĩa.

Với bất kỳ không gian nào cây xanh không bao giờ thừa để trang trí. Mỗi không gian sẽ có những dạng cây xanh khác nhau để bạn trang trí. Với cây xanh để bàn thì cây thủy sinh là lựa chọn số 1. Cây thủy sinh đơn giản dễ trồng, không cần chăm sóc nhiều, không cần tưới,…dưới đây là 10 loại cây thủy sinh nên trồng để bàn.

1/Trầu bà.

Đầu tiên chắc chắn là câu trầu bà rồi. Trầu bà khá thông dụng, rẻ, dễ trồng. Trầu bà tên tiếng Anh là Pothos, tên khoa học Epipremnum aureum, thuộc họ Ráy (Araceae), là một loài thực vật có hoa.

Lá trầu bà thường có những đốm vàng chấm chấm trên phiến lá. Thân cây mềm, bò dài có thể buông thõng, do đó có thể trồng theo kiểu giàn leo. Ngoài ra đây là cây thủy sinh ưa nước, hút nhiều nước mà không sợ úng, thối rễ, vì vậy cũng có thể trồng trong chậu nước.

2 tác dụng rất có lợi cho sức khỏe đó là thanh lọc không khí và trị bệnh thận trong Đông Y (Theo từ điển cây thuốc Việt Nam).  Cùng với cây kim tiền, các loại trầu bà  thủy sinh là những giống cây cảnh trồng trong nhà mang lại không khí trong lành.

Cây trầu bà là dạng cây xanh phổ biến trong các không gian xanh. Với tính năng lọc khí, hấp thụ khí độc từ sơn tường, sàn nhà,…..

Ngoài ra cây trầu và còn mang nhiều ý nghĩa may mắn, cây này thích hợp dành cho mạng thổ và mạng hỏa.

Bạn có thể mua chúng ở chợ về rửa sạch đất ở rễ và cho vào lọ nước. Trong các siêu thị thường có bán sẵn lọ và cây bạn có thể mua ở đó hoặc các chỗ bán cây xanh.

Trầu bà là dạng thủy sinh để bàn phổ biến hiện nay.

2/Cây kim tiền.

Có tên khoa học là Zamioculcas zamiifolia, đây là loài cây khóm (bụi) có lá xanh mướt, thân mập từ gốc đến thân, bộ rễ chùm, không cần ánh sáng mạnh, dễ trồng trong nhà. Đặc biệt cây thích hợp trong môi trường đất khô cạn không cần tưới nước nhiều.

Đây là loại cây có bộ rễ rất to, chúng phát triển rất nhanh. Cây này mang đến sự may mắn tiền tài cho bạn. Cây kim tiền cũng hợp với mệnh hỏa và mệnh mộc.

Cây kim tiền có cành lá rất sang trọng và đẹp rất thích hợp cho trang trí nội thất. Ngoài là cây thủy sinh để bàn ra thì cây còn được trồng chậu và trang trí rộng rãi.

Cây phát triển rất nhanh do đó khi bạn trồng chậu đất 1 thời gian hãy tách chiết chúng ra và làm 1 chậu thủy sinh để bàn.

Cây giúp cải thiện sức khỏe, làm trong sạch không gian sống: Cây giúp cung cấp oxy, thanh lọc không khí xanh sạch hơn. Ngoài ra, cây còn có tác dụng phủ xanh không gian sống, trang trí làm đẹp cho không gian nội thất nhà ở.

Cây kim tiền là dạng cây phong thủy rất tốt để trang trí bàn làm việc, phòng khách.

3/Cây dây nhện.

Cây này có rẻ rất giống cây lạc. Cây này thường được trồng dưới những gốc cây to. Loại cây thân cỏ này có lá sọc trắng xanh. Khoa học đã chứng minh cây này có thể lọc khí độc, khí ô nhiễm cho không gian xung quanh.

Cây dây nhện là loại cây thuộc họ cây cảnh đẹp. Vì thế chúng thường được nhiều người đem trồng trong sân vườn, văn phòng

Đây là cây tương đối khó trồng, tuy nhiên chúng có lá rất đẹp nên cũng rất hay được trồng trong và để bàn phòng khách.

  • Tên khoa học: Chlorophytum Comosum
  • Tên gọi khác: Ngoài cái tên thông thường thì cây dây nhện còn có tên gọi khác là cỏ Lan Chi, cỏ mệnh môn, lục trảo trổ
  • Thuộc họ: Agavaceae

Hai nghiên cứu độc lập của NASA và The American College đã đưa ra nhiều ý kiến chung về việc đề xuất các loài cây nên trồng trong nhà. Và cây dây nhện là một trong những cây tiêu biểu nằm trong top các loài cây có khả năng thanh lọc không khí tốt nhất.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nó có thể thanh lọc các chất có hại như: Xylen, Carbon, Fomandehit, Benzen. Đặc biệt, theo các chuyên gia chỉ trong vòng 24h, nó có thể hút được 80-90% lượng khí cacbonic và fomandehit có trong không khí. Ngoài ra, trong cây dây nhện có khá nhiều chlorophyll ngoài tác dụng bảo vệ bề mặt lá cây giúp đuổi côn trùng còn giúp hấp thu tối đa các chất bức xạ phát ra từ các thiết bị điện tử bảo vệ sức khỏe cho con người.

Cây dây nhện khá đẹp , tuy nhiên khá khó trồng.

4/Lan ý.

Cây Lan ý có nhiều tên gọi tiếng Anh khác nhau: Peace Lily, White Sails plant, Spathe flower. Tên tiếng Việt của nó cũng đa dạng không kém như Bạch Môn, Vỹ Hoa Trắng, Huệ Hòa Bình.

Tên khoa học của cây Lan Ý là Spathiphyllum Wallisii, cây thuộc học Araceae (Ráy). Cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam mỹ và một số quốc gia Đông Nam Á.

Trang trí nội thất phòng làm việc giám đốc bằng cây xanh đang là xu hướng hàng đầu hiện nay. Cây Lan Ý là một đề cử tuyệt vời. Cây không chỉ mang đến một vẻ đẹp trang nhã, quý phái, tràn đầy sức sống mà còn có khả năng lọc không khí cực tốt.

Theo khuyến cáo của NASA – Mỹ, trồng cây Lan Ý trong nhà, nơi làm việc có thể hấp thụ bớt các khí độc hại như: benzen, formaldehyde, trichloroethylene, xylene và toluene.

Lá xanh hoa trắng rất duyên dáng lại mang nhiều ý nghĩa rất hay. Cây lan ý có ý nghĩa to lớn trong phong thủy và sức khỏe của con người. Loài cây này có hoa hình trái tim tượng trưng cho niềm hạnh phúc của phụ nữ.

Cây có mùi hương nhẹ rất sang trọng và thanh tao thích hợp cho trang trí mọi không gian.

Cây lan ý có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, đặt biệt đây là cây để bàn làm việc rất tốt.

5/Cây tiên ông.

Tiên ông hay còn được gọi là hoa dạ lan hương, có tên khoa học là Hyacinthaceae. Hoa thuộc họ thực vật Lan dạ hương. Nguồn gốc xuất xứ của loài hoa này là từ vùng Địa Trung Hải, sau đã được du nhập và lai tạo nhiều giống khác nhau tại Việt Nam.

Rễ cây này khi trồng thủy sinh chúng mộc như bộ râu của tiên ông nên được gọi là tiên ông. Cây có củ khá to hoa rất đẹp và nhiều màu sắc.

Cây thuộc họ măng tây, cây có độ tuổi khá cao và tương đối dễ trồng dễ chăm sóc.

Hoa có 5 cách và mọc thành chùm như chổi lông gà. Tiên ông được trồng nhiều ở phòng khách hơn là trong các phòng làm việc.

Đầu tiên, chúng ta cần phải chuẩn bị lọ thủy tinh có dáng cổ hẹp, phía dưới phình to. Với chiếc lọ thủy tinh trong suốt này, cây hoa tiên ông nhìn sẽ rất đẹp với bộ rễ trắng tinh. Đổ nước đến phần nút thắt cổ chai thì dừng lại.

Tiếp theo, đặt củ hoa ông tiên lên miệng lọ thủy tinh sao cho cách phần mặt nước từ 1 – 2cm để củ giống không bị ngập úng và thối.

Trong thời gian đầu trồng, khi bộ rễ còn non thì nên đặt chậu cây ở những nơi có ánh sáng vừa phải. Sau khi bộ rễ đã cứng cáp thì nên chuyển đến nơi sáng hơn, đồng thời đây cũng là thời điểm cây tiên ông không cần chăm chút nhiều.

Cây tiên ông có hoa rất đẹp, đây là cây để bàn phổ biến hiện nay.

6/ Cây hồng môn.

Cây Hồng Môn có nguyên xuất từ Colombia và Ecuador. Cây Hồng Môn (Anthurium) là chi lớn nhất thuộc họ ráy Araceae

Đây là cây tượng trưng cho tình yêu lòng hiếu khách. Thường thì bàn lễ tân sẽ rất hay chọn cây này để trang trí.

Cây hồng môn giúp thanh lọc không khí, hút các khí độc mang lại bầu không khí dịu mát cho văn phòng.

Ngoài ra cây còn có thể làm giảm nhiệt độ từ các thiết bị điện tử tỏa ra, mang lại bầu không khí xanh mát cho không gian văn phòng. Cuối cùng cây tạo mỹ quan cho văn phòng giúp làm xanh bầu không khí.

Đây là một loại cây rất phù hợp với người mệnh hỏa. Cây trồng thủy sinh cũng khá dễ dàng và tuổi thọ khá lâu. Ngoài ra cây hồng môn khi trồng thủy sinh sẽ có hoa màu hồng rất đẹp.

Cây luôn đặt ở nơi có nhiều người ra vào nhằm hút tài lộc về cho gia chủ. Giúp mọi chuyện kinh doanh đều diễn ra êm đẹp và đạt được kết quả tốt nhất

Nếu bạn chọn cây thủy sinh để bàn phòng khách thì đây là một lựa chọn hoàn hảo.

Hồng môn là một lựa chọn hoàn hảo cho người mệnh hỏa.

7/ Cây thịnh vượng.

Cây Thịnh Vượng có tên khoa học là Aglaonema hybrid legacy thuộc họ Ráy là loại cây có nguồn gốc từ Thái Lan, được coi là loại cây cảnh quý ẩn chứa nhiều ý nghĩa.

Nghe tên là đã mang đến sự thịnh vượng tiền tài cho gia chủ. Cây này sống tốt trong môi trường máy lạnh cũng như môi trường thiếu sáng. Với văn phòng đây là loại cây rất thích hợp để trồng. Cây khá dễ chăm sóc và sống rất dai.Thân cây thẳng có màu trắng, ngà, lá có màu trắng, pha lẫn màu hồng và xanh.

Cây này thuộc mệnh hỏa và rất tốt cho người mệnh hỏa.

Đối với cây Thịnh Vượng trồng thủy sinh phải rửa sạch rễ cây trước khi cho vào chậu đựng dung dịch thủy canh theo hướng dẫn. Một tuần nên thay nước cho cây một lần kết hợp với việc cắt tỉa rễ cây bị thối để tránh làm ô nhiễm môi trường nước dinh dưỡng. Nên chọn những cây có chiều cao bằng 1.5 lần so với chậu có tán lá che đều mặt chậu là tốt nhất. Lưu ý: Không nên thay nước trực tiếp vào chậu khi chưa lấy cây ra bên ngoài

Cây thịnh vượng được trồng rất nhiều trong phòng khách.

8/ Cây phát tài.

Ý nghĩa của cây này là phát tài phát lộc tiền tài như ý. Trong nhóm những tuổi hợp với cây phát tài theo phong thủy thì tuổi con mèo rất hợp.

Cây này không có hoa, tuy nhiên lá và thân rất đẹp.

Với cây phát tài trồng thuy sinh bạn sẽ có nhiều lựa chọn khác nhau có thể trồng dạng đơn chiếc hoặc dạng bó.

Bên cạnh đó, kết hợp trồng cây phát tài trong chậu thủy tinh với các yếu tố Ngũ hành Mộc – Thổ – Thủy – Kim, nên càng được người chơi cây cảnh, giới nội thất đặc biệt ưu ái.

Với thủy sinh cây này sống rất tốt bạn có thể uống thân hình của chúng với nhiều dạng khác nhau rất đẹp.

Cây phát tài rất hợp với người tuổi mão.

9/ Cây thường xuân.

Theo khoa học thường xuân có tên là Hedera helix, thuộc chi dây thường xuân và có nguồn gốc từ Tây Á và châu Âu.

Cây thường xuân khá dễ trồng, chỉ cần đặt cây vào trong nước là có thể sống được. Với những cành mềm mại, tán lá rậm rạp, thường xuân trồng trong nước để bàn rất thẩm mỹ và nổi bật. Thường xuân giúp tạo không gian xanh mát trong nhà hay những địa điểm bạn lựa chọn đặt cây. Theo một số nghiên cứu, thường xuân còn có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt, có thể hấp thu các chất có hại như benzen, phenol, nicotine,…

Không những thế, thường xuân có khả năng hấp thu rất tốt một loại chất là nguyên nhân gây ung thư và khó thở – formaldehyde.

Cây Thường Xuân mang ý nghĩa phong thủy xua đuổi tà ma, xóa tan âm khí, vượng dương khí mang đến bình an và may mắn cho gia chủ. Cây mọc dạng rủ, lại thích hợp điều kiện trong nhà vì thế cây rất phù hợp để trang trí trong phòng, quán cà phê, quán hát, phòng nghỉ, phòng họp, nhà hàng, khách sạn…

Cái tên thường xuân cũng mang ý nghĩa tượng trưng cho tài lộc, sinh sôi nảy nở và may mắn.

Cây thường xuân giúp xóa tan âm khí cho căn phòng của bạn.

10/Cây cỏ đồng tiền.

Cỏ đồng tiền (tên khoa học: Hydrocotyle Verticillata) hay còn gọi là rau má dù, sen dù lùn.

Tên gọi khác là cây rau má có lá hình tròn nhìn rất đáng yêu lấy một chiếc bát có họa tiết đẹp đổ sạch nước, sau đó cắm rau má vào chúng sẽ tự đâm chồi và sinh trưởng. Khả năng sinh sản của cây rau má rất mạnh phân nhánh cũng khá đơn giản.

Với tên gọi “cỏ đồng tiền”, cây được ví như loại cây mang lại tiền bạc và tài lộc cho gia chủ. Việc trồng cây trong nhà sẽ giúp chủ nhân cất giữ tiền bạc, đem đến nhiều may mắn. Đối với gia chủ làm ăn kinh doanh, việc sở hữu cây sẽ làm cho công việc trở nên thuận lợi, giúp chủ nhân giữ tiền của và tránh những rủi ro.

Theo các chuyên gia về phong thủy, cây cỏ đồng tiền thích hợp với những người cầm tinh con rắn. Bởi cây có thể dung hòa được bản tính hay do dự và thiếu quyết đoán của những người tuổi Rắn, giúp cho đường công danh sự nghiệp được hanh thông và tích tụ vận may cho gia chủ.

Cỏ đồng tiền rất dễ trồng và phát triển rất nhanh.

Cây này khá dễ trồng, sinh sôi phát triển nhanh và có tác dụng tốt trong việc lọc khí, hút độc tố.

11/Cây Kim Ngân.

Kim ngân thường được trồng trong các chậu đất làm cảnh, tuy nhiên đây cũng là lựa chọn lý tưởng để sử dụng làm cây thủy sinh. Có khả năng lọc khí khá tốt và mang đến sức khỏe cho con người. Cây kim ngân trồng thủy sinh tượng trưng cho may mắn, thịnh vượng và có tác dụng thu hút tiền tài. Nên trồng ở nơi có ánh sáng hắc vừa phài để cây phát triển tốt.

Trong phong thủy, cây kim ngân mang một ý nghĩa đặc biệt. Cây kim ngân có 5 lá, mang tính chất tượng trưng cho đủ 5 yếu tố trong ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Chính vì thế, nó giúp duy trì sự cân bằng, ổn định, hài hòa cho một không gian mà không phải loại cây nào cũng có.

Theo các chuyên gia phong thủy, cây kim ngân giúp cân bằng các nguồn năng lượng, hòa hợp mọi yếu tố, mang lại tiền tài, thịnh vượng, hạnh phúc, may mắn cho gia chủ. Ngoài ra, cây kim ngân cũng là biểu tượng của sự uy quyền, bất khuất, kiên cường.

Cây kim ngân có thể lọc không khí rất tốt, giúp làm mát không gian trong nhà, điều hòa không khí trong lành hơn, ngoài ra còn có thể đuổi bớt côn trùng đặc biệt là muỗi.

Các nhà nghiên cứu phong thủy xếp cây kim ngân vào hành Mộc vì kim ngân là loại cây thân gỗ với màu lá xanh quanh năm.

cay thuy sinh (2)
Cây kim ngân để bàn mang nhiều lợi ích cho sức khỏe.

12/ Cây ngọc ngân thủy sinh.

Ý nghĩa phong thủy là xua đi điềm xấu và mang đến sự thịnh vượng cho người trồng.

Theo phong thủy, ngọc ngân được mệnh danh là cây tài lộc mang về tiền tài, may mắn và thịnh vượng cho chủ nhân. Người ta tin rằng có cây ngọc ngân trong nhà hay phòng làm việc sẽ làm may mắn mỉm cười và tài lộc hưng vượng.

Để phát huy tác dụng phong thủy, bạn có thể đặt cây tại hướng Đông Nam, sẽ tích trữ nhiều năng lượng tích cực, vận khí trở nên tốt hơn.

Cây còn có tên Valentine, một trong các đại diện cho tình yêu, các cặp đôi có thể mua ngọc ngân làm quà tặng trong lễ tình nhân để thể hiện tâm ý, tình cảm chân thành dành cho nhau.

Theo thuyết ngũ hành của các nước phương đông, thổ sẽ sinh kim và kim sinh thủy. Vì vậy người mệnh thổ hay thủy trồng cây ngọc ngân đều sẽ phát triển tốt trong cuộc sống và công việc làm ăn.

Vì kim khắc mộc nên nếu bạn là người mang mệnh mộc mà vẫn thích trồng cây ngọc ngân thì nên chọn chậu màu đen hoặc xanh để bổ trợ. Người mệnh hỏa nếu lựa chọn tránh không trồng bằng phương pháp thủy sinh thì vẫn có thể trồng được.

cay thuy sinh (4)
Cây ngọc ngân giúp xua đi điềm xấu.

13/ Phú quý thủy sinh.

Cây phú quý được biết đến nhiều như một loại cây cảnh phong thủy rất tốt. Là cây thân thảo có lá to, phối hợp hài hòa giữa hai màu xanh và đỏ, cây phú quý là cây để bàn được trồng phổ biến. Rễ chùm khá đẹp và được sử dụng nhiều trong trang trí văn phòng làm việc, quán cafe,…

Cây giúp mang lại giàu sang, thịnh vượng, tài lộc cho người trồng. Vậy nên nó thường hay được sử dụng làm quà tặng tân gia, quà tặng khai trương, hoặc quà sinh nhật với lời chúc tốt đẹp.

Cây Phú Quý bên cạnh việc được sử dụng để làm cây cảnh phong thủy, nó còn có thể được dùng làm cây cảnh trang trí trong phòng khách, phòng làm việc, đặt trên bàn để giúp làm nổi bật không gian xung quanh, tô điểm vẻ đẹp cảnh quan. Ngoài ra, đây cũng là loài cây cảnh được đánh giá cao trong việc lọc sạch bụi bẩn trong không khí, giảm thiểu khói bụi, ảnh hưởng xấu từ tia tử ngoại của các thiết bị điện tử.

loài cây cảnh này phù hợp đối với những người mang mệnh Hỏa và mệnh Mộc. Ngoài ra người mệnh Thổ cũng có thể trồng loài cây này do quan hệ tương sinh giữa Hỏa và Thổ. Nếu xét tới 12 con giáp thì cây Phú Quý có lẽ là phù hợp với người tuổi Dậu nhất.

cay thuy sinh (1)
Cây phú quý .

15/Cây đế vương.

Cây Đế Vương là một cây cảnh thuộc họ trầu bà có chiều cao từ 30cm đến 50cm. Cây rất thích hợp để làm cây nội thất trang trí kệ trong nhà hay văn phòng

  • Tên gọi khác: Cây trầu bà, Trầu bà đế vương
  • Tên khoa họcPhilodendro erubescens có nguồn gốc từ Châu Mỹ

Ý nghĩa của cây Đế vương trong phong thủy sẽ giúp gia chủ gặp nhiều tài lộc và may mắn. Bên cạnh đó, loại cây này còn thể hiện tinh thần đế vương và ý chí không ngừng nỗ lực. Cây thích hợp làm cây văn phòng của những người quản lý, lãnh đạo, tổ chức.

Tác dụng của cây Đế vương nổi bật chính là tạo cảm giác tươi mát và thu hút. Bên cạnh đó, loại cây phong thủy này còn có tác dụng hấp thụ khí độc. Nó như một chiếc máy điều hoà giúp thanh lọc không khí, mang đến sự trong lành và mát mẻ.

Cây đế vương có tác dụng trang trí không gian, mang đến vẻ đẹp tươi mới, thoáng đãng cho căn phòng. Cây rất tốt cho sức khỏe của con người. Một chậu cây đế vương để bàn sẽ giúp bạn tập trung hơn vào công việc, giải tỏa căng thẳng của mắt mỗi khi mệt mỏi.

Ngoài ra loài cây này còn có rất nhiều tác dụng về mặt phong thủy như: chiêu vượng tài lộc, mang đến may mắn, tài lộc, giúp những người làm ăn kinh doanh thuận lợi phát đạt hơn….

16/ Cây bao thanh thiên.

Cây bao thanh thiên hay còn được gọi là cây cung điện đỏ, thuyền trưởng đỏ có tên khoa học là Pride of Sumatra.

Đúng như tên gọi của nó thì cây bao thanh thiên mang ý nghĩa tượng trưng cho sự thanh liêm, bản tính mạnh mẽ, ngay thẳng, trung thực luôn hướng về cái đúng, sự chính trực của mỗi con người. Ngoài ra, cây có lá màu đỏ tía còn tượng trưng cho tình yêu đôi lứa và hôn nhân luôn tươi mới, nóng bỏng, nhiệt huyết và hạnh phúc.

Còn trong phong thủy, cây bao thanh thiên có ý nghĩa trừ tà, xua đuổi phong long, khí âm để bảo vệ vận khí cho gia chủ. Đồng thời nó còn mang ý nghĩa về sự may mắn, thịnh vượng và phát tài.

Cây bao thanh thiên có thể được đặt ở các vị trí như góc nhà, phòng khách, phòng ngủ cạnh cửa sổ giúp trừ tà ma và thanh lọc không khí cho căn phòng. Hoặc dùng cây để trang trí trên bàn làm việc, màu sắc tươi tắn của nó sẽ giúp cho tinh thần của bạn phấn chấn, thư giãn hơn sau những giờ làm việc căng thẳng và mệt mỏi.

cay thuy sinh de ban (6)
Cây bao thanh thiên.

17/ Cây bách thủy tiên.

Bách thủy tiên là một trong những loại cây phong thủy trong nhà thuộc nhóm cây thủy sinh được rất nhiều người ưa thích. Cây có hình dáng đẹp, mềm mại, nhỏ gọn, thích hợp cho việc trang trí ở nhiều không gian như phòng khách, bàn học, bàn làm việc,…

Cây bách thủy tiên còn có tên gọi khác là cây Thủy Cúc, Từ Cô lá tim, tên khoa học là Echinodorus cordifolius thuộc họ thực vật Alismataceae. Loài cây này có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và miền bắc của Nam Mỹ.

Trong phong thủy, cây bách thủy tiên mang rất nhiều ý nghĩa, điển hình như mang lại may mắn, thịnh vượng, tài lộc và niềm vui cho gia chủ. Do đó, đây là một trong những cây thuộc nhóm cây phong thủy giúp gia chủ hút tài lộc, thường được nhiều gia đình trồng và chăm sóc để khơi thông dòng năng lượng tích cực.

Cây bách thủy tiên là cây thuộc hành Kim, vì vậy người mệnh Kim và mệnh Thủy là những người phù hợp nhất với loài cây này.

cay thuy sinh de ban (5)
Cây bách thủy tiên.

18/ Cây lưỡi hổ.

Còn được gọi là cây lưỡi cọp và vĩ hổ, tên khoa học của nó Sansevieria trifasciata, thuộc họ Măng tây.

Trong phong thuỷ, cây lưỡi hổ có tác dụng tốt trong việc trừ tà, xua đuổi ma quỷ và chống lại những điều không may mắn trong cuộc sống. Lá cây mọc thẳng đứng thể hiện sự quyết đoán, ý chí tiến lên của con người. Với dáng vẻ uy nghi từ thân đến ngọn của cây là biểu tượng cho sự uy quyền, danh gia vọng tộc.

Nhiều người khi làm việc cả ngày tại văn phòng, thường có xu hướng mệt mỏi, căng thẳng. Cây lưỡi hổ sẽ giúp giải tỏa đi áp lực công việc tạo màu sắc mới cũng như cảm giác thư thái.

Khác với những loại cây khác vào ban đêm lưỡi hổ thường nhả khí CO2, ban đêm cây hấp thụ độc tố qua lá và nhả ra oxy tinh khiết, cho môi trường trong lành giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn.

NASA công bố cây lưỡi hổ đã có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt, vì cây có khả năng hấp thụ các chất gây ô nhiễm môi trường và 107 độc tố, trong đó có cả các độc tố gây ung thư như nitrogen oxide và formaldehyde.

cay thuy sinh de ban (1)
Cây lưỡi hổ thủy sinh.

19/ Cây thanh tâm.

Cây thanh tâm có nghĩa là thanh thản trong tâm hồn. Đây là ý nghĩa cốt lõi của cây . Người ta thường đặt một chậu cây  nhỏ trên bàn làm việc để mong sự bình an, thư thái, tâm hồn bình lặng, thanh thản. Cây  có tên khoa học là Aglaonema modestum Schott và Aglaonema modestum Engl.

Cây thanh tâm có ý nghĩa phong thủy là giúp gia chủ bình lặng trong tâm hồn. Xua tan mọi mệt mỏi căng thẳng và những điều không hay trong cuộc sống hoặc công việc. Hơn thế nữa loại cây này còn là biểu trưng của sự bình yên và hạnh phúc. Thế nên trồng khi cây để bàn sẽ giúp mang lại niềm tin vào một tương lai tươi sáng.

Ngoài ra cây  còn có chức năng thanh lọc không khí và hấp thu các chất hữu cơ dễ bay hơi. Các tia tử ngoại từ các thiết bị điện tử. Đồng thời, cây  còn được làm quà tặng cho những người theo đạo phật mang đến sự tịnh tâm, thanh tịnh.

Theo phong thủy, cây  có lá màu xanh mướt. B rễ trắng tinh nên rất phù hợp với những người mệnh Mộc và Thủy.

cay thuy sinh de ban (9)
Cây thanh tâm.

20/ Cây nha đam.

Cây nha đam hay còn có tên gọi khác là cây lô hội, tên khoa học của nó là Aloe vera, thuộc chi Lô hội. Nó vốn là loại cây có nguồn gốc từ châu Phi.

cây nha đam, có khả năng thanh lọc không khí, giải phóng oxy, hút các khí có hại cho cơ thể như: carbondioxid (CO), aldehyd formic, carbonic… Ngoài ra, cây lô hội còn có tác dụng hút bụi bẩn, tiêu diệt các loài vi khuẩn trong không khí. Đặc biệt, cây lô hội còn có khả năng hiển thị lượng ô nhiễm trong không khí vượt quá mức cho phép thông qua những đốm nâu trên thân cây.

Cây có thể trồng dạng thủy sinh khá phù hợp để trang trí cho văn phòng làm việc.

cay thuy sinh de ban (2)
Cây nha đam thủy sinh xinh xẻo.

21/ Cây huy hoàng.

Cây huy hoàng còn có tên khoa học là Aglaonema sparkling sarah.

Cây huy hoàng có lá nhiều đốm trắng, vàng là cây thuộc hành Hỏa nên đây là cây tương hợp với người mệnh Hỏa. Người mệnh này bày cây huy hoàng trên bàn làm việc có tác dụng thu hút tiền tài, may mắn cho chủ nhân. Giữ cho cây huy hoàng luôn tươi tốt sẽ có ý nghĩa là giữ cho các luồng khí luôn vượng, công việc nhờ vậy được hỗ trợ thuận lợi, xuôi chèo mát mái. Cây huy hoàng còn hợp với người mệnh Thổ. Cây thuộc hành Hỏa mà Hỏa sinh Thổ nên cây mang ý nghĩa tương sinh với người mệnh Thổ.

Theo các nghiên cứu chỉ ra, cây huy hoàng có tác dụng rất tốt trong việc lọc không khí. Chính vì thế, đặt cây trong không gian sống hoặc không gian làm việc, sẽ giúp khuôn viên xung quanh bạn luôn đảm bảo được lượng không khí trong lành, thoáng đãng.

cay thuy sinh de ban (7)
Cây huy hoàng thủy sinh.

22/ Cây đuôi công.

Cây đuôi công có tên khoa học là Calathea medallion có thân rễ nằm dưới lòng đất.

Cây đuôi công là loại tiểu cảnh trang trí độc đáo với sức sống mạnh mẽ và có khả năng lọc sạch không khí. Cây có tác dụng thanh lọc khí, tạo cho bầu không gian của bạn luôn trong lành, tươi mát. Thêm vào đó, vẻ đẹp sinh động của cây còn tạo cho bạn một nguồn năng lượng sáng tạo và cảm hứng bất tận.

Cây mang đến may mắn, tiền tài, sự phát triển suôn sẻ cho chủ nhân nên rất được yêu thích. Bạn có thể dùng để làm quà tặng cho bạn bè, người thân nhân các dịp khai trương, tân gia…

Nếu bạn muốn ngắm cây đuôi công một cách toàn diện thì hãy trồng cây vào bình thủy sinh. Một dạng cây trồng trong nước để có thể nhìn thấy toàn bộ quá trình phát triển hàng ngày của cây.

cay thuy sinh de ban (4)
Cây đuôi công mang ý nghĩa rất tốt.

23/ Cây ngũ gia bì.

Trong phong thủy, trồng cây ngũ gia bì trong nhà sẽ mang đến một không gian thư thái, thoáng mát cho gia đình bạn. Bởi lá cây luôn xanh tốt quanh năm, căn phòng của bạn sẽ luôn trở nên thoáng đãng, sạch sẽ, và mang đến cho bạn sự thoải mái, tươi tắn đấy.

Cây ngũ gia bì sẽ giúp thanh lọc không khí, đồng thời cũng có tác dụng trong việc hạn chế sự “tấn công” của các loại côn trùng, đây là loại cây đuổi côn trùng được sử dụng nhiều. Do đó, một chậu cây ngũ gia bì đặt trong phòng khách sẽ giúp không gian xanh mát hơn.

Ngoài ý nghĩa trên thì trong phong thủy, cây ngũ gia bì còn có ý nghĩa đối với việc thu hút tài lộc và vượng khí cho gia chủ. Nếu muốn thay đổi vận may trong công việc và cuộc sống, hãy thử đặt một chậu cây ngũ gia bì lên bàn làm việc hoặc trong văn phòng của bạn.

cay thuy sinh de ban (8)
Cây ngũ gia bì thủy sinh có tác dụng đuổi côn trùng hiệu quả.

24/ Cây bàn Singapore.

Cây bàng Singapore có tên khoa học là Ficus Lyrata, thuộc họ dâu tằm.

Cây bàng Singapore với thân cây mọc thẳng đứng, mọc vươn lên phía trước thể hiện sự cần cù, chịu khó, luôn phấn đấu trong mọi hoàn cảnh, vượt qua được sóng gió dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

Tán lá cây rộng mang lại sự giàu sang, sung túc, giúp bạn luôn gặp may mắn, tài lộc. Việc trồng cây bàng Singapore trong nhà giúp tô điểm thêm cho không gian sang trọng hơn.

Theo phong thủy, cây bàng singapore có lá màu xanh thuộc hành Mộc tương sinh với người mệnh Mộc và tuổi Tý. Nếu bạn là người thuộc hai mệnh này thì không phải đắn đo gì mà sở hữu ngay cây trồng xinh đẹp này cả, nó sẽ giúp cho cuộc sống của bạn luôn được thuận lợi, cuộc sống vui vẻ và gặp nhiều may mắn

Ngoài ra việc trồng cây bàng Singapore trong nhà còn giúp thanh lọc không khí, đem lại nguồn năng lượng tươi mới và tạo không khí hanh phúc, đầm ấm cho gia đình.

cay thuy sinh de ban (3)
Cây bàng Singapore.

Kết luận.

Mỗi cây mang một ý nghĩa phong thủy riêng của nó cũng như điều may mắn và ý nghĩa tốt nó mang đến. Tùy vào sở thích bản mệnh mà bạn có thể chọn một loại cây thủy sinh để bàn theo nhu cầu.

Trên đó chúng tôi đã liệt kê hơn 20+ loại cây thủy sinh phổ biến nhất, hy vọng giúp ích được cho các bạn.

Share your thoughts