Bổ sung cây xanh trong nhà ở, đặc biệt là các loại cây trồng giếng trời sẽ giúp cung cấp thêm oxy cho tổ ấm của bạn, giúp không gian sống được trong lành hơn, tốt cho sức khỏe. Hơn nữa, việc trồng cây, gần gũi thiên nhiên còn giúp bạn cảm thấy thư giãn, xua tan căng thẳng mệt mỏi và tăng tính thẩm mỹ cho nhà ở.
Hiện nay, có rất nhiều cây trồng giếng trời với những ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Không chỉ vậy, đây đều là những loại cây, hoa vô cùng dễ chăm sóc. Nếu bạn chưa biết nên trồng cây hoặc hoa gì tại khu vực giếng trời thì hãy cùng MM Home bỏ túi một vài cái tên về các loại cây trồng giếng trời trong nhà sau đây nhé!
Giếng trời là gì? Chức năng của giếng trời
Giếng trời là một khoảng không gian thông từ tầng trệt đến mái nhà ở hoặc tòa nhà cao tầng. Giếng trời sẽ được thiết kế theo phương thẳng đứng với chức năng chính là hứng ánh sáng, gió, trao đổi khí giữa bên trong và bên ngoài ngôi nhà. Nhờ có giếng trời, không gian nhà ở sẽ trở nên thoáng đãng, sáng sủa hơn vào ban ngày, không cần phải bật quá nhiều đèn điện vào buổi sáng, từ đó tiết kiệm điện năng và kinh phí.
Ngoài ra, giếng trời còn giúp tạo điểm nhấn, tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn. Giếng trời cũng là khu vực lý tưởng để bố trí mảng xanh, giúp nhà ở thêm trong lành mà không mất đi quá nhiều diện tích.
Top 13 loại cây trồng giếng trời cho nhà thêm xanh
Nếu bạn là một người yêu thích thiết kế xanh cho không gian sống của mình, hãy thử thêm một số cây trồng giếng trời vào trong tổ ấm bạn nhé. Các loại cây phù hợp để trồng ở khu vực xung quanh giếng trời có thể kể đến như:
1. Lộc vừng
Lộc vừng được biết đến là một loài cây thân gỗ, có hoa màu đỏ, phần thân cây thẳng, lá dày. Theo quan niệm phong thủy thì trồng lộc vừng có thể giúp mang đến may mắn, hưng thịnh, giúp gia chủ cải thiện tài lộc.
2. Đào tiên
Một loại cây trồng giếng trời rất được yêu thích trong thời gian gần đây chính là cây đào tiên (cây trường sinh). Giống cây này rất dễ trồng, thân đẹp, quả tròn màu xanh bắt mắt. Hoa và quả của cây đào tiên có thể mọc ở thân hoặc trên cành cây. Vì thế, đây sẽ là một lựa chọn thích hợp để tăng thẩm mỹ cho không gian sống của bạn.
3. Phát tài núi
Có tên khoa học là Dracaena draco thuộc họ Dracaenaceae, cây phát tài núi còn có nhiều tên gọi khác nhau như cây đại lộc, cây huyết rồng, cây phất dụ rồng… Đặc điểm của loại cây trồng giếng trời này là khả năng mang đến nguồn sinh khí dồi dào cho không gian sống, giúp gia chủ trở nên vui vẻ thoải mái hơn, công việc làm ăn cũng được thuận lợi hơn.
4. Hoa ban là cây trồng giếng trời
Giống cây đặc trưng nơi vùng núi Tây Bắc này có lá và hoa màu hồng trắng, phần thân thẳng nhưng cũng rất mềm mại nên sẽ giúp không gian nhà bạn thêm phần sang trọng và tinh tế. Hoa ban có thể chịu được thời tiết khắc nghiệt, chống chịu được sâu bệnh nên có thể trồng ở bất kỳ nơi đâu. Do đó, nhiều người chọn hoa ban như một loại cây trồng giếng trời để thêm mảng xanh cho tổ ấm của mình.
5. Thiết mộc lan
Thiết mộc lan có tên khoa học là Dracaena fragrans thuộc họ Dracaenaceae có nguồn gốc từ Tây Phi, còn được gọi với nhiều tên gọi khác như cây phất dụ, cây phát tài… Đây là một loại cây thân gỗ cột, nhiều lá, ưa sáng, có sức sống bền bỉ, dễ chăm sóc…
Về công dụng, loại cây trồng giếng trời này có khả năng thanh lọc không khí, hấp thụ các chất độc hại như benzene, formaldehyde, toluene… Về phong thủy, thiết mộc lan được biết đến là một loại cây mang lại nhiều tiền bạc, tài lộc và may mắn cho gia chủ.
6. Cây cóc
Nếu bạn đang tìm kiếm một loại cây ăn quả có thể trồng được ở giếng trời thì cây cóc sẽ là lựa chọn phù hợp mà bạn có thể tham khảo. Cây cóc nhỏ gọn, cho trái quanh năm, khiến tổ ấm nhà bạn thêm phần sinh động. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng loại cây trồng giếng trời này đòi hỏi sự chăm sóc, cắt tỉa thường xuyên hơn so với các giống cây khác.
7. Cây trồng giếng trời – Bàng Singapore
Cây bàng Singapore tên khoa học là Ficus Lyata, là một loại cây thuộc họ Dâu tằm với dáng thẳng đứng, lá to, xanh tốt quanh năm và là loại cây trồng giếng trời. Loại cây này được biết đến với khả năng thanh lọc không khí, giúp không gian sống mát mẻ, thông thoáng và dễ chịu hơn. Nhiều người thích trồng bàng Singapore bởi loại cây này có thể sinh trưởng tốt trong nhiều môi trường, tượng trưng cho hình ảnh con người sống tốt qua nhiều khó khăn thử thách.
Hơn nữa, về mặt phong thủy cây trồng giếng trời như cây bàng Singapore được biết đến với khả năng mang lại may mắn, hỗ trợ tốt cho đường tình duyên và công danh sự nghiệp của gia chủ.
8. Cây hoa hải đường
Cây hoa hải đường là loài cây trồng giếng trời sinh trưởng, phát triển chậm nhưng có thể sống đến trăm năm, có sức sống bền bỉ cũng như mang ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, giàu sang.
9. Cây hạnh phúc
Cây hạnh phúc (Radermachera sinica, thuộc chi Heteropanax) thuộc loại cây thân gỗ, kích thước trung bình, cao khoảng 50cm – 2m, có các chùm gồm 3 lá tạo thành hình trái tim với màu trắng tinh khôi đẹp mắt. Loại cây này tượng trưng cho sự may mắn, bình an, giúp các thành viên trong gia đình chung sống hòa thuận với nhau.
10. Ngọc lan – cây trồng giếng trời
Còn được gọi là cây Mộc Lan, Sứ, cây ngọc lan được xem là một loại cây trồng giếng trời biểu tượng cho sự nhân từ, thánh thiện, lòng hiếu thảo, may mắn, tài lộc…
11. Cây khế
Đây cũng là một loại cây trồng giếng trời dành cho nhà có khoản sân vườn nhỏ, giúp không gian sống thêm sinh động, có sức sống.
12. Cây cọ đuôi ngựa
Có tên khoa học là Ponytail Palm, cây cọ đuôi ngựa rất dễ chăm sóc, thích nghi với môi trường có ánh sáng yếu, chỉ cần tưới nước 1 – 2 lần/tuần nên rất phù hợp với những người thích trồng cây nhưng không có nhiều thời gian chăm sóc.
13. Hoa nhài – Cây trồng giếng trời trong nhà
Cây hoa nhài (Arabian Jasmine) thuộc loại cây bụi nhỏ, hoa màu trắng tinh khôi, mọc thành chùm 3 – 15 bông… Cây có thể nở hoa quanh năm, đặc biệt là vào mùa hè với hương hoa êm dịu, thoảng nhẹ nên rất được nhiều người yêu thích chọn lựa làm cây trồng giếng trời.
Chăm sóc cây trồng giếng trời như thế nào thì đúng cách?
Để giúp các loại cây trồng giếng trời phát triển tươi tốt, nên bỏ túi một số lưu ý sau:
- Nên tưới nước đầy đủ và thường xuyên đúng theo đặc điểm của từng loại cây. Không nên tưới quá nhiều hoặc quá ít mà phải tìm hiểu xem lượng nước và tần suất tưới mà cây cần là bao nhiêu.
- Nên bón thêm phân hữu cơ sau khoảng 3 – 4 tháng để cây phát triển tốt.
- Dù là cây trồng giếng trời – loại cây trồng trong nhà thì cũng nên chú ý cắt tỉa cành, lá thường xuyên để hạn chế tán cây quá sum suê, rậm rạp thu hút côn trùng.
- Nên tìm hiểu qua các loại cây trồng để biết bạn phù hợp với những loại cây nào, ví dụ như nếu bạn không có nhiều thời gian ở nhà chăm sóc cây cảnh thì hãy chọn những loại cây dễ sinh trưởng.
Có rất nhiều cây trồng giếng trời giúp không gian nhà thêm xanh và tăng thêm thẩm mỹ cho tổ ấm của bạn. Hãy tìm kiếm loại cây trồng phù hợp nhất với không gian nhà mình bạn nhé.
Trả lời